Nhận xét Liễu Nghị truyện

Xét 'Đường kỷ' chép: Thời Kinh Dương có người đàn bà chăn dê, tự xưng là con gái út của Động Đình quân, lấy con thứ của Kinh Xuyên, bị bỏ, viết thư nhờ Liễu Nghị tâu với Động Đình quân. Thế thì Kinh Xuyên và Động Đình đời đời làm thông gia với nhau đã từ lâu rồi.
— Ngô Sĩ Liên, Đại Việt sử ký toàn thư trang 133, niên hiệu Chính Hòa thứ 18 (1697)
Nay xét phần 'Ngoại kỷ' chép: Năm Nhâm Tuất thì bắt đầu Giáp Tí là năm nào ? Biên chép tên húy Kinh Dương vương, Lạc Long quân sao riêng lược bỏ Hùng vương ? Thời Ngũ đế trở về trước thì chưa từng gọi là 'vương'. Xích Quỷ là tên nào, mà lại để làm tên nước. Một loạt hoang đường càn rỡ đều là đáng bỏ đi. Cái lỗi ấy lại tại kẻ hiếu sự thấy trong 'Liễu Nghị truyền thư'. Trong truyện nói con gái Động Đình quân gả cho con thứ của Kinh Xuyên vương, tưởng càn Kinh Xuyên là Kinh Dương. Đã có vợ chồng thì có cha con vua tôi, nhân đó mà thêu dệt thành văn, cốt cho đủ số đời vua, nhà làm sử theo đó mà chọn dùng và cho đó là sự thực. Phàm những truyện lấy từ 'Lĩnh Nam chích quái', 'Việt điện u linh', cũng như Bắc sử lấy ở 'Nam Hoa kinh' và thiên Hồng Liệt đấy.
— Ngô Thì Sĩ, Đại Việt sử ký tiền biên trang 40, Bắc Thành học đường tàng bản
Vâng tra sử cũ, danh xưng Kinh Dương vương, Lạc Long quân trong 'Hồng Bàng thị kỷ', vốn từ thời thượng cổ, thuộc thuở hồng hoang, tác giả căn cứ vào cái không và làm ra có, sợ rằng không đủ độ tin cậy, lại phụ hội với 'Liễu Nghị truyện' của nhà viết tiểu thuyết đời Đường, lấy đó làm chứng cứ.
— Nguyễn triều Quốc Sử quán, Cương mục tờ 9b-10a, 1856 - 1883

Chuẩn tấu những lời của sử quan, vua Nguyễn Dực Tôn đã nhận định đây là những "câu truyện đề cập đến ma trâu, thần rắn, hoang đường không có chuẩn tắc" và kiên quyết loại Kinh DươngLạc Long ra khỏi chính sử bằng cách đưa xuống phụ chú dưới niên kỷ Hùng vương, để "cho hợp với cái nghĩa lấy nghi truyền nghi".

Trải qua nhiều thế kỷ, những truyền thống mà họ [các sử gia] sáng tạo đã trở thành cái tự nhiên thứ hai (second nature). Thực tế, trong nửa thế kỷ qua, dưới ảnh hưởng của chủ nghĩa dân tộc, những truyền thống được sáng tạo ấy (invented traditions) đã và đang trở thành những sự thực không thể thay đổi.
— Liam Christopher Kelley[4]